Đi cảnh bằng cách xem hoạt hình

PHIM HOẠT HÌNH TRIPPY CHO THỨC THẦN

Hoạt hình là nguồn năng lượng sáng tạo vô hạn mà mọi nhà sản xuất phim luôn hướng đến. Họ có thể ngụ ý cài cắm hay thỏa thích đặt sự sáng tạo của mình vào một bộ phim mà mọi đối tượng có thể nhìn thấy ở nhiều khía cạnh khác nhau, với đối tượng trẻ con là hình ảnh đa sắc màu, ngô nghê và dí dỏm. Nhưng với đối tượng người lớn, họ đã trải qua những trải nghiệm mà khi xem những khung cảnh đó, họ mường tượng những thứ khác “trippy” hơn mà khi bé ta vẫn chưa hiểu hết được. 

Những ngụ ý mà các nghệ sĩ hoạt họa cài cắm trong sản phẩm của mình đôi khi dựa vào bản chất của một cuộc trip thức thần hoang dã của họ dưới nhiều hình thức, và không có gì lý tưởng hơn cho việc cài cắm một cách thông minh bằng hoạt hình cả. Ở hình thưc hoạt hình, họ có thể tự do đem vào bất cứ thứ gì mà họ có thể nghĩ đến. Dẫu cho mục tiêu đối tượng hàng đầu của hoạt hình là dành cho trẻ con, điều đó cũng chẳng ngăn cản họ đặt ẩn ý độc đáo dành cho người lớn. Bài viết này là một số phim hoạt hình có ẩn ý thức thần thú vị dành cho những bạn muốn khám phá thêm.

DUMBO: PINK ELEPHANTS ON PARADE

Những bộ phim hoạt hình của Disney đã luôn là lựa chọn hàng đầu của người xem khi nhắc đến phim hoạt hình. Một trong những sản phẩm của Disney, chú voi Dumbo đã từng là chiếc vé tuổi thơ của các bậc ông cha ở phương Tây. Năm 1941, với bối cảnh thuở khai sinh hoạt hình mới chớm nở, Disney đã công chiếu cảnh phim ác mộng trong sự thống trị vô song trong Dumbo. Phân đoạn những chú voi hồng diễu hành trong hiệu ứng ảo giác này được đạo diễn bởi Norman Ferguson, người mà sau này cũng là đạo diễn cho phim hoạt hình Alice in Wonderland (một bộ phim cũng là hình tượng trong giới thức thần).

Cảnh phim bắt đầu khi chú voi Dumbo cùng Timothy Q. Mouse uống loại nước pha champagne và bắt đầu trong cơn say xỉn ti bỉ. Keo theo sau là những hiệu ứng kính vạn hoa dài 2 phút đăng đẳng về ảo giác  chú voi màu hồng, lồng vào một bộ phim cơ bản dành cho trẻ con về sự đáng yêu của một chú voi biết bay. Ngoài Dumbo, Disney cũng có những tác phẩm đáng để các bạn khám phá khi trip bao gồm: Chú gấu Winnie the Pooh Blustery Day, Fantasia và không thể không kể đến Alice In Wonderland.

BÀI HÁT “CLIMB INSIDE MY WORLD”: THE REN AND STIMPY SHOW

Trí óc mụ mị của nhà làm phim hoạt hình người Canada, John Fricfalusi, đem đến cho người xem đỉnh cao của một loạt hoạt ảnh siêu thực vô nghĩa, The Ren & Stimpy Show. Trip thức thần của Stimpy như video clip trên nằm trong tập thứ 11, mùa 3 của bộ phim và được lên sóng lần đầu vào tháng 4 năm 1994. 

Với âm hưởng psychedelic pop thức thần vào những năm 60, “Climb Inside My World” là hình ảnh ẩn dụ trong công cuộc hành trình ảo giác cuộn tròn vào trong lỗ rốn của Stimpy trong một cốt truyện liên quan đến Jerry the Bellybutton Elf. Đây là một bài hát mà có thể làm cho một vài tín đồ thức thần muốn drop acid ngay lập tức.

THE SIMPSONS: THE MYSTERIOUS VOYAGE OF HOMER

Chúng ta không cần phải bàn cãi về độ phổ biến của series truyền hình The Simpson. Sức hút của gia đình Simpsons đến từ nội dung không chỉ dừng lại ở những nét vẽ ngô nghê cho trẻ con, mà còn là những câu chuyện lồng ghép văn hóa thời đại của thực tế vào trong những câu chuyện biếm họa của họa sĩ Matt Groening. Bộ phim được đánh giá là thành tựu nghe thuật của thế kỷ 20 và là một trong những chương trình hay nhất mọi thời đại.

Khi nhắc đến gia đình của Homer Simpson, người xem sẽ nghĩ đến sự đa dạng. The Simpsons chưa bao giờ có sự ngần ngại trong việc mang những chủ đề nhạy cảm lên sóng truyền hình, và thức thần hay ảo giác cũng là một trong những chủ đề được đề cập. Mặc dù đó chỉ là một phân cảnh ngắn được phát sóng vào tập 9, mùa 8 của series khi Homer bị cám dỗ với món ăn “The Merciless Pepper ò Quezalacatenango”, hay “trái ớt điên cuồng của Guatemala”. Những gì tiếp the là những trạng thái ảo giác điên loạn mà bạn có thể xem ở link trên.

RICK AND MORTY: GOODBYE MOONMEN

Dường như phim hoạt hình có nhiều yếu tố ảo giác nhất được tạo ra, Rick And Morty, thường đem đến các hiệu ứng uốn éo tâm trí và méo mó tầm nhìn vào nội dung xuyên suốt câu chuyện của nó, nhưng lại khan hiếm thời gian đào sâu vào hành trình ảo giác của nó như thế nào. Thế nhưng, tập phim “Mortynight Run”, Goodbye Moonmen là một trip có thể thay đổi tâm trí được cất giọng từ nhân vật Fart ( Jemaine Clement) khiến Morty quay cuồng mơ hồ trong không gian ảo giác

BEAVIS AND BUTTHEAD DO AMERICA: BEAVIS’ PEYOTE TRIP

Cả một phân cánh Peyote trip trong bộ phim Beavis and Butthead do America năm 1996 lấy cảm hứng từ các bức vẽ của Rob Zombie lồng ghép với âm nhạc từ ban nhạc White Zombie của chính ông. Chris Pryonski đã đạo diễn và làm hoạt hình cho cảnh này. Titmouse, Inc., studio của Pryonski, đã làm việc  trong nhiều ấn phẩm khác nhau, trong đó có cả tựa game Guitar Hero. 

Phân cảnh Peyote được đưa vào phần cuối của act 2 và đã đặt nền mống tiêu chuẩn cho việc xây dựng psychedelic trip trong hoạt hình. Nếu trip của bạn còn hardcore hơn cả Beavis thì bạn thật sự là một người dày dặn kinh nghiệm trong việc thưởng thức tác phẩm thức thần.

1cm2 tổng hợp

Stan Da Man

Day 'n' nite The lonely stoner seems to free his mind at nite