Chữa lành tâm hồn: tìm lại bản thân qua thu hồi linh hồn

Cùng theo chân một nhà báo để tìm hiểu về lịch sử và khả năng chữa lành của nghi thức “thu hồi linh hồn” – một phương pháp chữa lành tâm linh lâu đời được với nhiều cách thực hiện khác nhau.

Nhiều nền văn hóa trên thế giới từ lâu đã lưu truyền nghi thức thu hồi linh hồn – một phương pháp chữa lành những tổn thương tinh thần. Mindahi Bastida, vị thầy Thông Thái của tộc Otomi-Toltec tại Mexico kiêm tác giả của cuốn Ancestors: Divine Remembrances of Lineage, Relations and Sacred Sites(tạm dịch: Tổ tiên: Hồi ức thần thánh về Dòng tộc, Quan hệ và Vùng đất Linh thiêng), là một trong những người tích cực thực hành nghi thức này.

Cuốn Ancestors: Dive Remembrances of Lineage, Relations and Sacred Sites của Mindahi Bastida

Trong các buổi lễ, thầy Bastida sẽ kêu gọi những mảnh vỡ linh hồn của những người từng trải qua các biến cố khiến họ đánh mất một phần của bản thân quay trở về. Ông nhóm lửa, thắp hương truyền thống và đặt thuốc lá nhai lên các bộ phận khác nhau trên cơ thể người để tạo ra “sự kết nối trở lại với thế giới này”. Xuyên suốt buổi lễ, linh hồn của người đó được cho là sẽ trở về để giúp họ cảm thấy trọn vẹn và là chính mình một lần nữa.

Nền tảng của nghi thức này được tạo nên từ niềm tin về sự phân mảnh linh hồn do những sang chấn lớn (biến cố) và sang chấn tích lũy (những tổn thương nhỏ lặp đi lặp lại) gây ra. Ngày nay, thu hồi linh hồn được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu chung đó là giúp chúng ta chữa lành những tổn thương tinh thần và sống đúng với bản chất tâm linh sâu thẳm.

Dấu hiệu nhận biết sự “lạc mất” của linh hồn

Ý tưởng “mất hồn” hẳn sẽ khiến nhiều người lớn lên trong nền văn hóa không quen thuộc với khái niệm ấy phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, nhiều dân tộc bản địa như Otomi-Toltec lại coi đây là điều hiển nhiên. Họ tin rằng khi trải qua sang chấn, một phần linh hồn của chúng ta có thể bị tách ra.

Thầy Bastida giải thích: “Linh hồn có thể bị đặt không đúng chỗ hoặc bị lạc hướng. Thậm chí, bạn có thể đánh mất một phần linh hồn khi gặp tai nạn, ví dụ như tai nạn xe hơi. Một phần năng lượng của bạn sẽ bị kẹt lại ở nơi xảy ra tai nạn hoặc sự kiện đó.” Người Otomi-Toltec còn tin rằng đôi khi linh hồn có thể bị ma quỷ hoặc các linh hồn khác chiếm đoạt, đòi hỏi những nghi thức phức tạp hơn để đưa nó trở về.

Nguồn: Ehimetalor Akhere Unuabona qua Unsplash

Hiện tượng này thường được gọi là mất hồn. Các dấu hiệu của nó có thể bao gồm lãng trí, trải qua ảo giác hoặc các triệu chứng giống như tâm thần tâm thần phân liệt, và nhiều dấu hiệu khác của bệnh tâm lý. Tuy nhiên, nhiều người bản địa lại cho rằng đây là vấn đề tâm linh thay vì tâm lý.

Ursula Macheke, một thầy cúng người Phi đã được thụ ấn và thực hiện các nghi thức thu hồi linh hồn, chia sẻ thêm: Mất mát linh hồn cũng có thể xảy ra do bị lạm dụng tình cảm hoặc một sự kiện gây sốc; tương tự như những gì chúng ta gọi là “rời khỏi chính mình” (phân ly – dissociation).

Trong một số nền văn hóa, bệnh tật thể chất cũng được coi là dấu hiệu của việc mất mát linh hồn. Manvir Singh, nhà nhân học chuyên nghiên cứu về pháp sư tại Đại học California, Davis, cho biết: “Theo quan niệm của họ, nếu bạn bị bệnh, thì một phần linh hồn của bạn sẽ rời khỏi cơ thể. Do đó, một phần công việc của các thầy cúng là kêu gọi linh hồn của bạn trở lại.”

Theo thầy Bastida, việc đảm bảo linh hồn luôn trọn vẹn là một phần của sức khỏe tổng thể. “Chúng ta cần chăm sóc thân thể này, nhưng song song với đó, chúng ta cũng cần chăm sóc linh hồn để tinh thần có thể thăng hoa.”

Nguồn gốc của nghi thức Thu hồi linh hồn

Nhiều nền văn hóa trên thế giới thực hành thu hồi linh hồn đến mức khó xác định chính xác nguồn gốc của tập tục này. Manvir Singh, nhà nhân học, cho biết nghi thức thu hồi linh hồn xuất hiện ở Siberia, Indonesia và Nam Mỹ, nhưng mỗi nơi lại có các hình thức khác nhau. Thực tế, thuật ngữ “thu hồi linh hồn” là do phương Tây đặt ra, và dù nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ các thực hành bản địa, thì cách hiểu của người bản địa có thể khác biệt hoàn toàn so với quan niệm hiện đại.

Lorna Liana, một học viên được đào tạo về pháp thuật Bon của Tây Tạng, chia sẻ: “Khi một người ốm yếu hoặc trải qua sang chấn, việc thực hành kêu gọi những phần linh hồn bị mất và phục hồi sự toàn vẹn tâm linh theo nghi thức có vô vàn cách thể hiện khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau. Nếu bạn hỏi một người bản địa về thực hành thu hồi linh hồn của họ, có lẽ họ sẽ nhìn bạn với vẻ ngơ ngác không hiểu bạn đang nói gì.”

Một sangoma (thầy thuốc dùng y học của tổ tiên) ở Nam Phi là Litha Booi thường tổ chức các buổi chữa lành năng lượng nhằm giúp mọi người phục hồi linh hồn theo nhóm. Mặc dù hoạt động này không được gọi là thu hồi linh hồn, nhưng ông tin rằng đó là phiên bản của văn hóa mình. Ông nói: “Theo quan điểm của người châu Phi, không một cộng đồng nào có thể phát triển mạnh nếu thiếu sự cân bằng và hòa hợp. Chúng tôi không đề cao cá nhân mà là quá trình tập thể. Khi một điều gì đó xảy ra với bạn, nó ảnh hưởng đến tất cả chúng tôi. Khi bạn bị mất mát linh hồn, mọi người sẽ nói, ‘Có gì đó không ổn với người này. Anh ấy/cô ấy không còn như cũ.’ Và sau đó chúng tôi có các nghi thức giúp họ cân bằng lại. Linh hồn của mọi người đều bị ảnh hưởng; linh hồn của mọi người đều cần được thu hồi. Những buổi tụ họp cộng đồng chính là quá trình thu hồi linh hồn.”

Do nghi thức thu hồi linh hồn được truyền lại từ nhiều nơi, một số người thực hành thậm chí không chắc chắn về nguồn gốc của nó. Đôi khi, chúng là sự pha trộn giữa nhiều truyền thống khác nhau. Nhà ngoại cảm kiêm người dẫn chương trình podcast The Psychic ConnectionDeborah Graham cho biết thực hành thu hồi linh hồn của cô được truyền lại từ bà ngoại – người mang hai dòng máu Ấn Độ và Hy Lạp.

Phần lớn kiến thức về thu hồi linh hồn ở phương Tây bắt nguồn từ cuốn “Shamanism: Archaic Techniques of Ecstasy” (tạm dịch: Shaman: Bí mật cổ xưa về sự xuất thần) của nhà sử học người Romania Mircea Eliade, xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Anh vào năm 1964. Cuốn sách mô tả các thực hành pháp sư tổng hợp từ các nghi thức trên toàn thế giới. Cuốn “The Way of the Shaman” (tạm dịch: Khám phá thế giới tâm linh cùng Shaman) của nhà nhân học Michael Harner xuất bản năm 1980 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu các thực hành pháp sư đến phương Tây. Dựa trên nghiên cứu với các bộ lạc Nam Mỹ, Harner viết cuốn sách này như một “hướng dẫn cho các học viên New Age sử dụng thứ mà ông tuyên bố là thực hành tâm linh phổ quát của pháp thuật”.

Những cuốn sách này đã khởi nguồn cho phong trào tân pháp thuật (neoshamanism), nhằm thích nghi các truyền thống pháp thuật cổ xưa với xã hội phương Tây hiện đại, bao gồm cả thu hồi linh hồi. Singh kết luận: “Giống như lễ hội Burning Man, nghi thức thu hồi linh hồn thu hút mọi người bởi sự trực quan và khả năng kết nối bản thân.”

Ai có thể thực hiện nghi thức Thu hồi linh hồn?

Nghi thức thu hồi linh hồn ngày càng phổ biến, nhưng không phải ai cũng có đủ kỹ năng hay nền tảng để thực hiện nó một cách hiệu quả. Thậm chí, thầy Bastida còn bày tỏ sự lo ngại về việc ngày nay càng có nhiều người không phải thổ dân thực hiện nghi thức này.

Ông chia sẻ: “Hiện nay có rất nhiều người tự nhận là pháp sư, nói rằng ‘tôi đã đến nơi này và được đào tạo’. Nhưng khả năng này được truyền từ tổ tiên, qua nhiều năm rèn luyện gian khổ, và cần có sự dẫn dắt của thần linh. Nếu bạn không tìm đến một người chữa bệnh theo phương pháp truyền thống, bạn có thể gặp phải những hậu quả tiêu cực. Năng lượng của bạn vốn cần được chữa lành lại có thể trở nên tồi tệ hơn. Đúng là một số người phương Tây có thể có năng lực đặc biệt, nhưng con số ấy rất ít, và họ vẫn thiếu kết nối với môi trường xung quanh.”

Một số người cho rằng việc người thực hiện thu hồi linh hồn không phải là thổ dân là một hình thức đánh cắp văn hóa. Crystal Mathews, một nhà công tác xã hội gốc Shawnee và Cherokee, người đã nghiên cứu về mất mát linh hồn theo quan điểm bản địa, cho biết: “Có một ranh giới mong manh giữa đánh cắp văn hóa và trân trọng văn hóa.” Cô ấy đang khám phá khả năng sử dụng nghi thức này như một phương pháp chữa lành cho những người bị ảnh hưởng bởi giam cầm.

Công việc của Mathews là một ví dụ về việc các nghi thức thu hồi linh hồn có thể được tích hợp và sử dụng để chữa lành trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, cô cũng đưa ra lời cảnh báo: “Ngay cả khi ai đó cảm thấy mình đang tôn vinh một nền văn hóa, kiến thức hoặc cách thực hành, họ vẫn có thể đang đánh cắp nó, đặc biệt nếu họ kiếm lợi từ việc đó. Đối với tôi, đánh cắp văn hóa là sử dụng kiến thức một cách thiếu tôn trọng và không phù hợp hoàn cảnh. Nhưng trân trọng văn hóa thì hoàn toàn có thể, đặc biệt là khi tiếp cận với sự khiêm tốn và kính trọng.” Ít nhất, nghi thức thu hồi linh hồn cần được thực hiện với sự cẩn trọng tối đa và nguồn gốc của nó cần được thừa nhận. Mathews nhấn mạnh: “Tất cả chúng ta nên tham gia vào nỗ lực bảo tồn văn hóa và tôn trọng hệ thống tri thức cùng những trải nghiệm của người bản địa.”

Thu hồi linh hồn diễn ra như thế nào?

Mỗi nền văn hóa có cách thức thu hồi linh hồn khác nhau. Chẳng hạn như Phillia Kim Downs, một thầy chữa bệnh theo phương pháp pháp sư được đào tạo về thu hồi linh hồn theo dòng dõi Q’ero ở Peru. Trong truyền thống Q’ero, thầy pháp bắt đầu buổi lễ bằng cách kêu gọi các vị thần của đất và mặt trời hỗ trợ. Sau đó, họ lắc nhạc rền hoặc gõ trống để để đưa mình vào trạng thái xuất thần, nơi họ nhận được những hình ảnh mang tính dẫn lối cho bệnh nhân. Downs chia sẻ: “Bệnh nhân cần giữ tâm trí cởi mở và đón nhận dòng năng lượng yêu thương, hỗ trợ và trí tuệ vô điều kiện. Họ có thể trải qua các cảm giác nóng, lạnh, ngứa ran, rung động hoặc cảm nhận năng lượng di chuyển khắp người hay những điều khác.” Khi thực hiện trực tiếp, Downs sẽ thổi vào người bệnh nhân để truyền năng lượng chữa lành; còn nếu thực hiện từ xa, cô ấy sẽ thổi vào đá và pha lê tượng trưng cho các luân xa của bệnh nhân.

Quá trình thu hồi linh hồn của Macheke chủ yếu dựa trên một hệ thống thực hành pháp thuật tân thời (neoshamanism) lấy cảm hứng từ pháp thuật Mông Cổ và Siberia, gọi là pháp thuật cốt lõi (core shamanism). Đầu tiên, bệnh nhân sẽ thực hiện hành trình đến “thế giới tâm linh” – vùng đất nằm trên cả thế giới vật chất. Tại đây, thầy cúng sẽ nhờ cậy “linh hồn phù trợ” để mang những phần linh hồn bị mất trở về. Macheke giải thích: “Với sự hỗ trợ của linh hồn phù trợ, chúng tôi sẽ tìm kiếm phần linh hồn đã bị tách ra, trò chuyện và khuyến khích nó quay trở lại.” Nếu đồng ý, linh hồn đó sẽ được “thổi” trở lại bệnh nhân, sau đó thầy cúng sẽ hát một bài để neo giữ nó và hướng dẫn linh hồn phù trợ trở về thế giới tâm linh.

Người Nguni của Litha Booi ở Nam Phi thường kêu gọi tổ tiên giúp tẩy rửa năng lượng cho cộng đồng. Họ có thể uống một loại bia truyền thống, và đôi khi, nghi thức còn bao gồm việc hiến sinh động vật. Ông giải thích: “Theo quan niệm của người Nguni, chính động vật là bên thực hiện việc thu hồi và tẩy rửa năng lượng. Ngay khi máu được đổ ra, quá trình chữa lành đã bắt đầu. Lễ hiến sinh như một lời kêu gọi tổ tiên hỗ trợ từ thế giới bên kia.”

Điều gì xảy ra sau nghi thức Thu hồi linh hồn? 

Theo Bastida, quá trình hồi phục toàn bộ linh hồn có thể mất đến vài tháng hoặc vài năm. Còn theo Downs, mọi người thường bắt đầu nhận thấy những thay đổi sau khoảng một tháng. Khi linh hồn quay trở lại cơ thể, họ thường chia sẻ về việc sống đúng với con người thật của mình hơn, thay vì sống theo mong đợi của người khác.

Nguồn: Aldebaran qua Unsplash

Downs giải thích: “Linh hồn là một ý thức trường tồn, kết nối sâu sắc và được tạo hóa (Thần linh, vũ trụ) hun đúc. Đó là nguồn năng lượng, là bản ngã cao nhất của chúng ta – không phải cái ‘tôi’ được định hình bởi cách nuôi dạy, những điều kiện xã hội, những khuôn mẫu sẵn có hay những thứ bị áp đặt từ bên ngoài.” Thu hồi linh hồn là “sự trở về thực sự của sức mạnh, ánh sáng, trí tuệ, phương thuốc chữa lành, lòng biết ơn, tài năng, sự minh mẫn, dũng khí, ý chí và sức sống tiềm ẩn trong bạn,” cô nói thêm. “Nhiều người thường trải qua cảm giác hồi sinh mãnh liệt, năng lượng dồi dào hơn và kết nối lại với mục đích sống đích thực của mình.”

Vì sao nên thu hồi linh hồn?

Theo Booi, ai cũng có thể trải qua mất mát linh hồn ở một mức độ nào đó. Thầy giải thích: “Từ góc nhìn của pháp sư, mọi người đều cần trải qua quá trình thu hồi linh hồn bởi vì trong suốt cuộc sống, chắc chắn bạn đã từng gặp phải những sang chấn, và một phần linh hồn của bạn đã bị tách rời.”

Tuy nhiên, quyết định thu hồi linh hồn là hoàn toàn cá nhân, và nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc không chắc chắn, quá trình này có thể không hiệu quả. Thầy Downs giải thích: “Nếu bạn hoài nghi hoặc cảm thấy không an toàn, điều đó sẽ đóng lại năng lượng của bạn, khiến việc tiếp cận thông tin về linh hồn của bạn trong thế giới tâm linh trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải thật sự cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận. Những người đang gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần hoặc không sẵn sàng nhìn nhận lại bản thân có thể sẽ không nhận được nhiều lợi ích từ nghi thức này.” Thậm chí, bà Graham còn từ chối thực hiện thu hồi linh hồn cho một số người vì trực giác cho thấy “năng lượng của họ chưa sẵn sàng hoặc chưa kết nối.”

Nếu bạn chọn trải qua nghi thức thu hồi linh hồn, hãy ưu tiên chăm sóc sức khỏe tổng thể của mình trước và sau buổi lễ. Bastida nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng linh hồn cần phải khỏe mạnh, nhưng cách duy nhất để có một linh hồn khỏe mạnh là khi bạn có một cơ thể khỏe mạnh và năng lượng dồi dào. Chúng ta cần suy nghĩ tích cực và nuôi dưỡng những điều tốt đẹp trong tâm trí. Đó chính là cách để lấy lại sự toàn vẹn của bản thân.”

1cm2 tổng hợp

Sarah

Related post