Nghệ thuật thức thần và 3 nghệ sĩ bạn cần biết

Nghệ thuật thức thần là gì? Là một dạng nghệ thuật đã tồn tại trong suốt hàng nghìn năm, qua các nền văn hóa trên toàn cầu. Ngày nay, các nghệ nhân đã phát triển kỹ thuật và chủ đề cho hình thái nghệ thuật này theo chủ trương sáng tạo. Bộ môn nghệ thuật ảo giác còn được định nghĩa là lời miêu tả thế giới bên trong tâm hồn. Nhưng chính xác thì điều đó nghĩa là gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn đi vào cơ sở hình thành bộ môn, cùng 3 nghệ sĩ tiêu biểu phô bày sự tinh khiết của căn phòng triển lãm này.

THẾ NÀO LÀ NGHỆ THUẬT THỨC THẦN?

Nghệ thuật thức thần là thứ hiển thị trước mắt ta, là những hình ảnh và đồ họa lấy cảm hứng từ ảo giác và những trải nghiệm ảo giác khi dùng các loại chất kích thích như psilocybin hay LSD. Định nghĩa “thức thần” có nghĩa là “tâm trí thức tỉnh, tâm trí hiển thị” được giới thiệu lần đầu bởi nhà tâm lý học người Anh Humphry Osmond.

Mô hình chung, nghệ thuật thức thần được xem là phong trào nghệ thuật ở những năm 1960, dưới nhiều hình thức như hoạt ảnh, khái niệm tâm linh, sơn huỳnh quang, hình học và hình dạng tự do, phim hoạt hình, bảy sắc cầu vồng tươi sáng và những hình ảnh không rõ ràng bị bóp méo. Ngày nay, thứ nghệ thuật ảo giác này vẫn còn được truyền bá đến âm nhạc và văn hóa đại chúng.

LỊCH SỬ

Kể từ sau thế chiến thứ 2, tỷ lệ sinh đẻ tăng đột biến. Có đến 76 triệu trẻ sơ sinh chào đời từ năm 1945 đến 1957. Ngay từ nhỏ, họ đã bắt đầu đặt câu hỏi về chuẩn mực chính trị và văn hóa của Mỹ. Vào những năm 1960, những người trẻ tuổi này muốn thành lập một xã hội không phân biệt đối xử. Do đó, khái niệm và chủ đề về nghệ thuật và âm nhạc tập trung vào quyền công dân, chiến tranh Việt Nam, nữ quyền và hợp pháp hóa chất kích thích.

San Francisco trở thành vị trí trung tâm cho phong trào phản văn hóa và là đại diện của chủ nghĩa tự do, tình yêu và hòa bình. Những gương mặt gạo cội tiên phong cho phong trào ảo giác này đều đến từ San Francisco, bao gồm Bonnie MacLean, Rick Griffin, Alton Kelly, Stanley Mouse, Wes Wilson và Victor Moscoso. Đây là những nghệ sĩ có phong cách ảo giác độc đáo được lấy cảm hứng từ Pop Art, Dada, Art Nouveau và Victoria.

Phong cách nghệ thuật mới ở thời điểm đó đặc trưng với chữ viết được trang trí công phu, màu sắc bão hòa phong phú đầy biến dạng, với yếu tố cắt dán, bố cục đối xứng và độ tương phản chói mắt và hình tượng mới lạ. Những đặc điểm đó khiến nó trở thành phong cách nghệ thuật hoàn hảo cho những tấm áp phích phô bày năng lượng của những buổi hòa nhạc. Những tấm áp phích đó trở nên cực kỳ thịnh hành từ những năm 1966 đến 1972.

Khi phong trào tiến triển, nhiều nghệ sĩ đá áp dụng phong cách nghệ thuật thức thần này vào trong phong cách và tác phẩm của họ, tiêu biểu là những tên tuổi lớn như Robert Williams, Roger Dean, Peter Max, Pablo Amaringo và Mati Klarwein.

THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ

Những năm 1990, phong trào rave đã hồi sinh chiến dịch nghệ thuật thức thần vốn có phần thoái trào. Chiến dịch này được thúc đẩy bởi sự tiên tiến của công nghệ kỹ thuật số ở thời điểm đó. Phần mềm máy tính cho phép hiện rõ ràng hơn về tầm nhìn hay nhãn quan của trải nghiệm ảo giác. Fractal, một phần mềm giúp các nghệ sĩ khắc họa các mẫu ảo giác một cách hoàn thiện và chính xác hơn, có tính năng hiển thị 2D và 3D cho phép người dùng tự do khai thác hình ảnh không giới hạn.

Chính phong trào rave là nguyên do tác động đến sự phát triển của phong cách nghệ thuật kỹ thuật số mới, bắt nguồn từ cảm hứng sáng tạo nghệ thuật thức thần trên những tấm áp phích vào những năm 1960. Khi thế giới đang ngày càng tiến bộ với khoa học và công nghệ, các nghệ sĩ theo trường phái ảo giác cũng đang dần thích ứng với các phương tiện kỹ thuật số, trở thành công cụ quan trọng cho sự đầu tư xây dựng kiệt tác của riêng mình.

SẮC MÀU CỦA NGHỆ THUẬT THỨC THẦN

Trong nghệ thuật thức thần, màu sắc là khía cạnh đặc sắc nhất. Những màu sắc được lựa chọn cho các tác phẩm này thường mang gam màu tươi sáng, sống động với độ tương phản là cực kỳ cao. Sử dụng độ tương phản cao như vậy và màu sắc tươi sáng làm cho tác phẩm nghệ thuật chạm đến ánh nhìn người xem đầy cảm xúc và bảo hòa hơn. Màu sắc tươi sáng cũng gợi lên những xúc cảm mạnh mẽ và nguồn năng lượng dồi dào. Với những đặc tính như vậy, không khó hiểu khi nghệ thuật thức thần là trường phái nghệ thuật nổi bật nhất giữa đám đông.

NGHỆ SĨ THỨC THẦN LỪNG DANH

Nghệ thuật thức thần là một hình thái nghệ thuật độc đáo, và nhiều nghệ sĩ đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp của họ để cống hiến cho sự phát triển của loại hình nghê thuật này. Dưới đây là những nghệ sĩ nổi bật nhất xuyên suốt lịch sử văn hóa nghệ thuật này.

DAVID NORMAL

Mặc dù tên “Normal” nhưng những tác phẩm nghệ thuật của David không hề “Normal” chút nào. Ông là một trong những nghệ nhân ảo giác nổi tiếng nhất mọi thời đại; bắt đầu kỷ nguyên “Normal” của ông với những tấm áp phích cho một band nhạc punk khi còn là một thiếu niên. Sau đó, David chuyển hóa những tác phẩm của ông thành những thước phim, hoạt hình 3D và bày trí cho nhà hát. Mỗi cú chạm tay của David vào mỗi lĩnh vực, từng lĩnh vực đó mang sức ảnh hưởng nghệ thuật thức thần với giá trị quý giá định hình văn hóa đại chúng. Các tác phẩm của David Normal là gam màu minh họa cho tôn giáo, tâm linh, tình d.ụ.c và chủ nghĩa đô thị.

David Normal

PABLO AMARINGO

Pablo Amaringo là một huyền thoại thức thần nổi tiếng sinh năm 1938 và mất năm 2009. Những nét vẽ của ông mang đên toàn cảnh bức tranh đầy màu sắc và đầy sức sống. Những tác phẩm của ông được ra mắt đến tay công chúng phương Tây vào năm 1985, theo một cánh tình cờ bởi những người ông đã gặp khi đi du lịch, Luis Luna và Dennis McKenna. Ông vẽ theo những hình ảnh ảo giác theo lời Luis Luna kể lại. Những hình ảnh đó là nền tảng cho cuốn sách khá nổi tiếng về chủ nghĩa ảo giác “Ayahusca Visions: The Toconography of a Buddhist Shaman”. Nét vẽ của Pablo phác họa hình ảnh huyền bí cùng các linh hồn và những nhân vậy kỳ lạ đến ngờ nghệch từ một hành tinh song song đang tuôn chảy kề cạnh thực tế.

Pablo Amaringo

ALEX GREY

Alex Grey cũng là một tay họa sĩ có số má nhất giới nghệ thuật thức thần. Ông phác họa những trải nghiệm ảo giác của mình bằng những hình ảnh tươi sáng và sống động. Alex Grey còn nổi tiếng với những bức chân dung con người được vẽ theo công thức tương phản màu sáng, tối và hài hòa chúng một cách rực rỡ. Cũng chính ông là tác giả của cuốn sách “Sacred Mirrors”, một trong những cuốn sách nổi tiếng và thành công nhất về nghệ thuật thức thần.

ALEX GREY

Ngoài 3 cái tên trên là 3 cây đại thụ trong làng nghệ thuật thức thần, còn nhiều nghệ sĩ ảo giác khác nổi tiếng và có sức ảnh hưởng vĩ đại mà bạn nên một lần nghía qua khi muốn tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này. Bao gồm Wes Wilson, Victor Moscoso, Robert Crumb, Peter Max, William Finn, Martin Sharp, Robert Williams, Lee Conklin, James Clifford, John Harfold, Karl Ferris, Scott Draves và còn nhiều cái tên khác đáng chú ý.

1cm2 tổng hợp

Stan Da Man

Day 'n' nite The lonely stoner seems to free his mind at nite