Nguồn gốc của ngôn ngữ về Cần Sa

Bạn đã bao giờ thắc mắc cái tên “cần sa” bắt nguồn từ đâu không? Từ “cần sa” lại có nhiều cách gọi khác nhau nữa? vậy tại sao nó lại có nhiều thuật ngữ để nói về chúng ở nhiều dạng khác nhau và nguồn gốc của chúng như thế nào? Nguyên từ của các từ liên quan đến cần sa là cả một bầu trời phức tạp trong bài học lịch sử ngôn ngữ thế giới. Và đây là 5 từ “chuyên dụng” trên toàn thế giới về cần sa.

HEMP (NGÔN NGỮ ANH)

‘Hemp’ (tiếng Việt gọi là ‘cây gai dầu’) là một từ có nguồn gốc từ Đức tự và được sử dụng trong tiếng Anh cổ và cũng là từ thông dụng nhất về cần sa. Theo Từ điển Từ nguyên, ‘hemp’  trong tiếng Anh cổ ‘hænep’ có nghĩa là cây cần sa sativa. Mặt khác, nó  bắt nguồn từ Proto-Germanic, một loại ngôn ngữ proto được tái tạo của nhánh Germanic trong ngôn ngữ Ấn-Âu, có tên là ‘hanapiz’. ‘Hanapiz’ có nhiều biến dạng ở nhiều ngôn ngữ cổ khác như ngôn ngữ Saxon cổ thì là ‘hanap’, Norse cổ thì gọi là ‘hampr’, Đức tự cổ dành cho giới thượng lưu thì gọi là ‘hanaf’, và với tiếng Đức hiện nay gọi là ‘hanf’, tiếng Hà Lan gọi là ‘hennep’. Nhìn chung qua sự phát triển từ nhiều nền văn hóa khác nhau, ngôn ngữ cũng tiến hóa theo thời gian.  Và với thời thế hiện nay, tất nhiên, ngôn ngữ quốc tế gọi là ‘Hemp’ dựa vào nguồn gốc ‘ha/he’ của chúng để chỉ cho các loại cây gai dầu không tác động thần kinh.

Vải dệt từ sợi Gai Dầu

DAGGA (NGÔN NGỮ CHÂU PHI)

‘Dagga’ cũng có nghĩa là ‘cần sa’ nhưng được dùng bởi các quốc gia ở Châu Phi, đặc biệt là Bắc Phi. ‘Dagga’ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Afrikaans được sử dụng rộng rãi trời những năm 1660, được chuyển thể từ từ mẹ ‘dacha’ trong ngôn ngữ Khoekhoe của người Hottentot (chủng tộc người chăn nuôi du mục bản địa ở Nam Phi). ‘Dagga’ dùng chung để nói về cần sa và các loại thực vật khác có tác động đến thần kinh như Leonotis leonurus (một loại hoa thuộc họ hoa môi, được biết đến như hoa đuôi sư tử hoặc dagga hoang dại). Ngày nay, nhờ vào Durban Poison và Malawi Gold, 2 loại ‘Dagga’ đã đưa Nam Phi lên bản đồ thế giới.

HASHISH (NGÔN NGỮ Ả RẬP)

‘Hashish’ (hay còn gọi là Hash), được tổ tiên dòng dõi người Ả Rập ghi chép lại từ năm 1598, nhưng đã phổ biến từ thời Trung Cổ (kể từ trước năm 1520). Hashish bắt nguồn từ “assissini” (sát thủ) trong tiếng Pháp và tiếng Ý cổ vào những năm thế kỷ 13, kết hợp với từ “hashīshīn” trong tiếng Ả Rập của thế kỷ 12. Lý do ‘Hashish’ trong Ả Rập được ví như sát thủ là vì truyền thuyết kể lại rằng những sát thủ từ giáo phải Hassan-i Sabbah đã sử dụng cần sa để chiêu mộ thêm thành viên. Bằng cách đánh thuốc bản thân và những người khác bằng một lượng nồng độ cần sa thật mạnh. Có thể tham khảo thêm trong những mô tả tác phẩm của Marco Polo, một thương gia và là người châu Âu đầu tiên đi đến Trung Quốc bằng Con đường tơ lụa.

Hashish

BHANG (NGÔN NGỮ PHẠN CỔ ĐẠI)

Có thể xem ‘Bhang’ là cái tên cội nguồn cho cần sa vì sự bắt đầu lâu đời của chúng, lâu đời đến mức đã tồn tại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhiều nguồn thì lại cho rằng chúng xuất hiện từ năm 400 sau Công nguyên. Theo Cannabis: A History, từ ‘bhang’ và các biến thể khác trở nên phổ biến trong nền văn hóa ngôn ngữ Hindi (ngôn ngữ Phạn hóa). Tuy vậy, phải đến năm 1596 thì ‘bhang’ mới được công chúng biết đến bởi thương gia người Hà Lan, Jan Huyghen van Lischoten. Bhang được truyền thống Shaivite ( truyền thống của giáo phái Shaiva, tôn sùng Đấng tối cao Shiva) tin rằng là món quà hiến tế, là vật cúng dường cho Đấng Shiva. ‘Bhang’ là từ nói chung cho cây gai dầu, cần sa và đồ uống xay từ cần sa, và hiện tại, ‘bhang’ là một từ dùng để chỉ đến trà cần sa và đôi khi là nghệ tây hoặc bột gia vị Garam Masala phổ biến trong nền ẩm thực Ấn Độ.

 PAKALŌLŌ ( NGÔN NGỮ HAWAII)

Theo nghĩa đen của ‘ pakalōlō’, cần sa trong tiếng Hawaii, có nghĩa là ‘lá thuốc gây tê’. ‘Paka’ trong tiếng Hawaii có nghĩa là thuốc lá, và ‘lōlō’ có nghĩa là tê liệt hoặc ‘phê’. ‘Pakalōlō’ đã được dùng từ năm 1842, khi lần đầu xuất hiện trên tờ báo tiếng Hawaii, Ka Konanona. Đó cũng là nguồn gốc cho nhãn hiệu cần sa  lōlō. Trong những năm đầu sinh sống tại Hawaii của cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, ông và “Choom Gang” (băng nhóm phê pha) của mình gọi cần sa là weed  pakalōlō. Đặc biệt, khi dùng ‘pakalōlō’, hãy dùng Maui Wowie, chủng saltiva đặc biệt của Hawaii, và Kona Gold cổ điển, nước uống cần sa chuyên dụng.

1cm2 tổng hợp

Stan Da Man

Day 'n' nite The lonely stoner seems to free his mind at nite

Related post