Thiền và Chất Thức Thần: sự tương đồng trong ảnh hưởng đến tâm trí của bạn?

Các giáo viên bộ môn thức thần từ lâu đã thao thao bất tuyệt về những lợi ích của thiền định. Thức thần có phải là một lối tắt? Hay chúng ta cần cả hai luôn?

Một trong những người ủng hộ phong trào thức thần thập niên 60 nổi tiếng nhất là nhà nghiên cứu và cựu giáo sư Harvard, Richard Alpert, người sau này trở thành một giáo viên thức thần Ram Dass. Vài năm sau khi đi tiên phong trong một số nghiên cứu hàn lâm đầu tiên với LSD và psilocybin, Alpert bắt đầu một chuyến đi tâm linh đến tiểu lục địa Ấn Độ. Ông cùng học với Neem Karoli Baba, một đạo sư người Hindu, người đã dạy nhiều sinh viên từ Hoa Kỳ đến để tìm kiếm sự cứu rỗi, và ban tặng cho Alpert cái tên và hướng đi mới.

Dass đã dành phần còn lại của cuộc đời mình để mang những kiến ​​thức mà ông có được từ thời gian ở Ấn Độ trở về Mỹ. Ông qua đời vào năm 2019. Kể từ đó, thiền định và các truyền thống tâm linh phương Đông đã thấm nhuần văn hóa thức thần ở phương Tây. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang phân vân bởi những điểm tương đồng giữa thiền và thức thần. Dass chắc chắn đã chứng minh rằng trải nghiệm thức thần có thể thúc đẩy ai đó hứng thú hơn với thiền hơn, nhưng tại sao?

Gần đây, một bài báo được xuất bản bởi Jake Payne và các nhà nghiên cứu khác từ Đại học Monash lập luận rằng thiền định có thể là một công cụ mạnh mẽ trong kho vũ khí của bất kỳ nhà trị liệu ảo giác nào. Vì vậy, thiền định nên được sử dụng để tối đa hóa tiềm năng lâm sàng của các phương pháp điều trị thức thần.

Các vấn đề với liệu pháp thức thần.

Trong 10 năm qua, mối quan tâm đến việc sử dụng chất thức thần để điều trị các vấn đề sức khỏe tinh thần đã tăng đột biến. Từ psilocybin cho chứng lo âu cuối đời, đến ketamine cho chứng trầm cảm nặng, các nhà nghiên cứu thức thần vẫn chưa khám phá ra giới hạn của những hợp chất này.

Tuy nhiên, liệu pháp thức thần là một liệu pháp chuyên sâu, liệu pháp tâm lý này có sự hỗ trợ của psilocybin thường bao gồm một đến ba “cử thuốc, với việc sử dụng thuốc trong một không gian an toàn và thoải mái cùng với sự hiện diện của một hoặc hai nhà trị liệu để làm hướng dẫn viên cho “chuyến đi”. Những ngày dùng thuốc này được xen kẽ giữa các lần chuẩn bị – để đảm bảo bệnh nhân đủ sẵn sàng để bắt đầu trải nghiệm thức thần – và các lần thực hành để cho phép bệnh nhân kết hợp bất kỳ liệu pháp nào từ trải nghiệm thức thần vào cuộc sống hàng ngày của họ.


Trong bài báo gần đây của mình, Jake Payne và các đồng nghiệp của ông cho rằng giao thức chuyên sâu này rất khó thực hiện cho một lượng lớn dân số. Cần có nhiều bác sĩ lâm sàng trong quá trình can thiệp kéo dài này, khiến bệnh nhân tốn kém về mặt kinh tế khi tiếp cận liệu pháp ảo giác, hoặc (lý tưởng hơn là) để chính phủ tài trợ cho họ. Họ cũng nhấn mạnh rằng bản thân chuyến đi thức thần này có thể bị lấn át bởi những trải nghiệm khó nhằn, chẳng hạn như việc lo lắng dữ dội, điều này có thể làm mất tác dụng của việc điều trị. Do đó, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng thiền định có thể đóng vai trò như một phương pháp bổ sung tinh thần, cho phép bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp thức thần để trải nghiệm lợi ích tối đa của việc này.

Ram Dass nói chuyện trên bãi cỏ của Willernica. | RAMESHWAR DAS

Cuộc cách mạng chánh niệm

Thiền là một khái niệm nhiều mặt; có hàng trăm kiểu và cách thực hành khác nhau, mỗi cách đóng góp vào một mục tiêu cụ thể. Để đơn giản hóa mọi thứ, chúng ta có thể định nghĩa thiền là một phương pháp thực hành có chủ ý với mục đích để có được cái nhìn sâu sắc về hoạt động bên trong của tâm trí, tăng cường sự chú ý hoặc điều chỉnh cảm xúc của bạn. Phổ biến nhất là chánh niệm về hơi thở, nơi mà nhận thức của bạn chỉ dựa vào hơi thở.


Không có gì ngạc nhiên khi Ram Dass bị hấp dẫn bởi quá trình thực hành việc chiêm nghiệm; là những trải nghiệm mà mọi người có được dưới tác dụng của một liều lượng cao của chất thức thần có thể tương tự một cách đáng kinh ngạc với những trải nghiệm trong trạng thái thiền định sâu. Một điểm giống nhau cơ bản giữa hai người là mất cảm giác về bản thân. Ở đỉnh điểm của trải nghiệm thức thần, khái niệm về bản thân của một cá nhân tan biến thành hư vô là điều tương đối phổ biến, một thuật ngữ được gọi là giải thể bản ngã. Sự thấu hiểu này, rằng không có cái tôi nào là vĩnh viễn và bất biến được tồn tại, và là một trong những mục tiêu lâu dài của thực hành thiền định (được gọi là Anattā, nghĩa là ‘vô ngã’ trong tiếng Pali).


Một điểm tương đồng khác được tìm thấy trong các tác dụng điều trị tích cực của việc này – như chúng ta đã thấy, chất thức thần đang được quảng cáo về tiềm năng của chúng trong việc điều trị một loạt các vấn đề sức khỏe tinh thần. Thực hành thiền định cũng cho thấy hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, đặc biệt khi được đưa vào các liệu pháp điều trị như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).

Psychedelic Mushroom


Chất thức thần tổng hợp.

Bất chấp những tác động tích cực của thiền định, Payne chỉ ra rằng việc bắt đầu thực hành là vô cùng khó khăn (những người mới tập thiền luôn sững sờ khi thấy tâm trí của họ liên tục bị trôi đi). Hơn nữa, những trạng thái thiền định sâu sắc liên quan đến chất thức thần được dành riêng cho những người luyện tập đã cống hiến hàng nghìn giờ cho quá trình này. Tuy nhiên, như đã đề cập, có ý kiến ​​cho rằng việc nhúng các phương pháp thiền định vào liệu pháp ảo giác có thể cung cấp một biện pháp can thiệp hiệu quả và đầy đủ hơn.

Quan điểm này dựa trên một vài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác nhận tác dụng hiệp đồng của ảo giác và thiền định. Vào năm 2019, Lukasz Smigielski và các đồng nghiệp tại Đại học Zurich đã đưa giả dược và psilocybin cho các học viên vào ngày gần cuối của khóa tu thiền 5 ngày. Sau khi những người tham gia nhận được psilocybin và giả dược, họ được yêu cầu thực hành 6 giờ thiền định trong ngày.

Họ phát hiện ra rằng những người thiền định dùng psilocybin đã đi vào trạng thái thiền định sâu hơn, trải qua mức độ cao hơn của những việc gián đoạn và có giá trị tích cực trong nhận thức về bản thân và có những thay đổi tích cực hơn trong hành vi và thái độ chỉ bốn tháng sau khóa tu, so với những người thiền định dùng giả dược. Nói cách khác, thiền định nâng cao tác dụng tích cực của psilocybin.

Trong một nghiên cứu liên quan, các nhà nghiên cứu tại đại học Johns Hopkins đã tìm thấy những tác dụng kết hợp tương tự. Trong nghiên cứu của mình, họ đã đưa psilocybin cho các nhóm có mức độ hỗ trợ tinh thần khác nhau. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia nhận được sự hỗ trợ tinh thần ở mức cao nhất khi thực hành quá trình tâm linh (chẳng hạn như thiền định) nhiều hơn đáng kể so với các nhóm khác. Họ cũng phát hiện ra rằng nhóm này có ý thức sống cao hơn, cũng như những thay đổi tích cực hơn trong hành vi và thái độ sau 6 tháng kể từ khi dùng psilocybin.

Dựa trên những nghiên cứu này, Payne và các đồng nghiệp của ông đề xuất rằng thiền định có thể giúp giải quyết những hạn chế của liệu pháp thức thần và ngược lại. Họ sử dụng sự tương tự của chất thức thần như một chiếc la bàn, và thiền định như một phương tiện: “La bàn của chất thức thần có thể dùng để khởi xướng, thúc đẩy và chỉ đạo quá trình thực hành chánh niệm; ngược lại, phương tiện của chánh niệm có thể phục vụ để tích hợp, đào sâu, khái quát hóa và duy trì các quan điểm mới lạ và động lực được khơi dậy bởi chất thức thần.”

Liệu quan điểm này có thể thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu lâm sàng hơn nữa nghiên cứu về tác dụng kết hợp của chúng không? Ram Dass chắc chắn sẽ rất vui khi biết về tương lai tươi sáng có thể ở phía trước cho cả việc kết hợp chất thức thần và thiền định.

1cm2 tổng hợp

Stan Da Man

Day 'n' nite The lonely stoner seems to free his mind at nite

Related post