Thức thần ở Ấn Độ

Ấn Độ được biết đến là một nơi tâm linh và thiên liêng, cũng là quê hương của Soma – loại thức uống ảo giác giành cho các nghi lễ, Goa Trance – dòng nhạc điện tử cho chủ nghĩa tối giản của trạng thái thức thần và Bhang Lassies – thức uống can sa lâu đời nhất thế giới. Thế nhưng tình trạng pháp lý của chất thức thần của Ấn Độ là như thế nào?

Khi những người ở phương Tây nhắc đến thức thần ở Ấn Độ, họ nghĩ ngay về truyền thuyết Soma of Vedic huyền thoại, hoặc cảnh bữa tiệc hoành tráng ở Goa. Một số người có thể còn biết đến câu chuyện về chuyến đi của The Beatles đến Ấn Độ, nơi họ trải nghiệm LSD và từ đó mãi mãi thay đổi cách nhìn và tư duy cuộc sống của band nhạc huyền thoại này. Dựa vào những câu chuyện trên, người phương Tây có thể có ấn tượng về việc sử dụng thức thần ở Ấn Độ là cực kỳ phổ biến và được hợp pháp, chấp nhận được. Tuy nhiên, thực tế thì khác xa hoàn toàn.

Thực tế, sử dụng các chất tác động đến tâm trí luôn bị kỳ thị tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này. Những người trải nghiệm thức thần đều che giấu chuyến đi khám phá tinh thần họ, hòng không bị giam giữ hay thậm chí là bị lưu đày.

Trên hết, các chất như LSD rất khó kiếm trên thị trường ở Ấn Độ. Vì điều này, ngay cả những con chiên ưa mạo hiểm đi ngược dòng làn sóng của xã hội cũng không thể tìm thấy được bản ngã của chính mình và để tâm trí bị ảnh hưởng. Bài viết này sẽ nói rõ về việc sử dụng và sự kỳ thị với thức thần ở Ấn Độ, đồng thời xem xét liệu nhận thức văn hóa có thể thay đổi được hay không.

MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC THẦN Ở ẤN ĐỘ

Dữ liệu cho chủ đề này là cực kỳ khan hiếm. Dẫu vậy, đã có một số thông tin về việc sử dụng ma t/u/ý bất hợp pháp trong nước. Lưu ý rằng những thông tin này không đáng để xác thực khi mọi người có thể miễn cưỡng thừa nhận việc sử dụng chúng cho một cuộc khảo sát ẩn danh.

Năm 2019, chính phủ quốc gia đã công bố báo cáo với tiêu đề “Mức độ sử dụng chất kích thích ở Ấn Độ”. Đáng chú ý, con số báo cáo đạt được là 0,12% tổng dân số đã thử dùng chất kích thích, tức có nghĩa là 1,66 triệu cá nhân, và cũng là con số đại diện cho tỷ lệ sử dụng chất ảo giác thấp nhất hiện tại ở Ấn Độ. Khi đi sâu vào từng khu vực, một số cuộc khảo sát riêng cho thấy bang Maharashtra tiêu thụ nhiều chất ảo giác nhất từ năm 2017 đến 2018 với ước tính khoảng 600.000 người trên tổng số 125 triệu dân ở bang, chiếm 0,48%. Với số liệu thống kê này, ngay cả khi ta giả định cuộc khảo sát có nhiều người sử dụng chất thức thần ở Ấn Độ hơn thực tế, thì việc có người tiêu thụ thức thần ở Ấn Độ là cực kỳ hiếm so với toàn thế giới.

CHẤT THỨC THẦN PHỔ BIẾN Ở ẤN ĐỘ

Bất chấp sự mù mờ tương đối về nhận thức biết đến ảo giác ở Ấn Độ, đã có một số dữ liệu về các chất họ đã từng dùng. Theo Tạp chí Tâm Thần Ấn Độ, cuộc khảo sát trực tuyến cho thấy có 93,9% dùng LSD, 75,5% dùng psilocybin và 36,7% dùng DMT. Với kết quả trên, câu chuyện The Beatles đến Ấn Độ để trải nghiệm LSD có thể xác thực được và LSD là loại thức thần phổ biến nhất tại đây.  

Nhưng khoan hãy đánh giá và xác thực, vì số lượng thống kê này khá ít khi chỉ có 68 người tham gia khảo sát. Quy mô nhỏ, tính chất trực tuyến là 2 yếu tố khiến kết quả khảo sát này có phần không đáng tin cậy.

KỲ THỊ THỨC THẦN Ở ẤN ĐỘ

Lý do thức thần cực kỳ hiếm ở Ấn Độ là vì những kỳ thị xung quanh việc sử dụng chúng hầu hết bao trùm toàn quốc và cực kỳ mạnh mẽ. Sự kỳ thị đó được thể hiện qua quan điểm của đương kim Thủ tướng, Narenda Modi, khi ông lên án ma t/u/ý là tệ nạn xã hội, mang đến “bóng tối, sự tàn phá và hủy diệt trong bản ngã con người”. Tuyên bố này được đưa ra vào ngày Quốc tế Chống lạm dụng Ma T/u/ý và Buôn bán Trái Phép. Sau đó, ông đã tweet thông điệp “Hãy để chúng tôi nhắc lại cam kết đối với #ShareFactsOnDrugs hiện thực hóa tầm nhìn về một Ấn Độ không chất cấm.”

Người dân Ấn Độ ủng hộ với phát ngôn của thủ tướng của họ. Trên diện toàn quốc, truyền thông là định hướng tối quan trọng trong định hình dư luận, các phương tiện truyền thông Ấn Độ đóng vai trò rất lớn trong kỳ thị sử dụng ma túy. Trong một nghiên cứu về truyền thông trực tuyến 2020-2021 có đên 60% bài báo thể hiện sự cực đoan với chất gây nghiện và người dùng. Nói cách khác, phương tiện truyền thông của Ấn Độ phỉ báng người dùng chất kích thích và điều đó định hình dư luận xã hội Ấn Độ. Công bằng mà nói, xu hướng trên cũng tương tự với phương tiện truyền thông của khắp nơi trên thế giới, nhưng với Ấn Độ đạt được sự định hình nhất định.

Dưới góc nhìn chủ quan, người Ấn Độ sử dụng ảo giác thường ngại chia sẻ trải nghiệm của mình, ngay cả khi họ “an toàn” với các bác sĩ trị liệu của họ. The Swaddle, ấn phẩm khoa học và sức khỏe của Ấn Độ, phanh phui nhũng cuộc phỏng vấn với người sử dụng LSD Psilocybin để cải thiện tâm thần của họ.

“Z., 28 tuổi, ngần ngại chia sẻ việc sử dụng LSD cho bác sĩ trị liệu của mình vì hiểu làn sóng phản đối. Để đánh giá phản ứng của bác sĩ, anh ấy kể cho vị bác sĩ nghe về người bạn đã thử dùng chất thức thần và hoàn toàn cải thiện về mặt tinh thần. Phản ứng của vị bác sĩ có lẽ là quá hiển nhiên và dễ nhận biết, kêu gọi người bạn vào trại cai nghiện vì bạn anh ấy là mối hiểm nguy đe dọa cho xã hội.

Với phản ứng của bác sĩ, anh không bao giờ nhắc lại câu chuyện đó nữa. Điều đó chứng minh nỗi sợ hãi của anh mang tên “một kẻ nghiện ngập, phần từ tiêu cực của xã hội”.” – nội dung cuộc phỏng vấn của The Swaddle.

Trong một trường hợp khác cũng được thu thập bởi The Swaddle, Daya chọn việc cởi mở chia sẻ với bác sĩ tâm lý của cô về hành vi sử dụng của mình. Không may, việc đó đã khiến bác sĩ của cô quy tất cả mọi hành động của cô là vấn đề sức khỏe tâm thần và thường xuyên trị liệu cho cô với trạng thái tiêu cực, không dễ chịu như mục đích ban đầu mà cô chọn bác sĩ trị liệu đó là “giải phóng tiêu cực trên tinh thần tích cực” của cô. Cảm giác liên tục bị phán xét, quy chụp cho vấn đề liên quan tới tâm thần khiến cô quyết định ngưng trị liệu, không hẹn gặp bác sĩ trị liệu đó nữa.

NHẬN THỨC VĂN HÓA CÓ THỂ LẬT NGƯỢC VÁN CỜ Ở ẤN ĐỘ HAY KHÔNG?

Các chuẩn mực văn hóa của lịch sử nhân loại chưa bao giờ được cố định. Mặc dù không chắc rằng trong tương lai gần, quy mô kỳ thị có rộng rãi hay không, nhưng vấn đề về hành vi sử dụng chất thức thần cũng khó mà có cơ may vượt ra xa ranh giới định kiến của Ấn Độ.

 Trong một thế giới toàn cầu hóa, với lượng thông tin luân chuyển tự do xuyên biên giới, các nhà nghiên cứu phương Tây tiếp tục chỉ ra những loại chất thức thần như LSD, psilocybin và DMT an toàn, tương đối không gây nghiện hay thậm chí có khả năng hồi phục và hiệu quả rối loạn sức khỏe tâm thần, hay thậm chí là chạm đến ngưỡng cải thiện sức khỏe thể chất. Biết đâu được những luận điểm này có thể làm lung lay định kiến của người Ấn Độ trong 1 tương lai không xa.

Dần dần, các loại phương thuốc thức thần đang được hợp pháp hóa tại các quốc gia có nhiều dân nhập cư như Hoa Kỳ và Canada. Những người Ấn Độ sinh sống tại đây có cơ hội tiếp cận với chúng. Nếu thành công trong phương pháp điều trị, có thể họ sẽ mang giá trị tích cực đó lan truyền đến quê nhà. Thêm vào đó, chính phủ Ấn Độ đang thực hiện một kế hoạch dài hạn để trở thành “Nhà phân phối y dược của toàn cầu” với việc sản xuất thuốc với giá rẻ hơn thị trường các nước khác và xuất khẩu toàn cầu. Nếu như hợp pháp hóa các chất thức thần ở Bắc Mỹ, hay mạnh mẽ hơn là châu Âu, có lẽ Ấn Độ không ngần ngại từ chối miếng bánh béo bở này và bắt đầu sản xuất chúng, dẫn đến việc thay đổi định kiến của xã hội. Mặc dù đó chỉ là khả năng phỏng đoán của một số người.

Hiện tại, việc sử dụng chất thức thần vẫn bị kỳ thị nặng nề tại đất nước đông dân nhất nhì thế giới, nhưng không phải là không thể trong việc thay đổi dư luận tại nơi này trong tương lai.

1cm2 tổng hợp

Stan Da Man

Day 'n' nite The lonely stoner seems to free his mind at nite

Related post