Fear and loathing in Las Vegas: mớ hỗn độn ở Las Vegas

Bộ phim “Fear and Loathing in Las Vegas” được chuyển thể từ cuốn sách cùng tên được chắp bút bởi Hunter S. Thompson, với sự tham gia diễn xuất của Johnny Depp trong vai Raoul Duke, Benicio del Toro trong vai Bác Sĩ Gonzo hay nhiều gương mặt dễ nhận biết như Cameron Diaz, Tobey Maguire có lẽ là một trong những tác phẩm biểu tượng về văn hóa thức thần sống động. Không ngoa khi nói chính tác phẩm đã phác họa bầu trời thức thần mang nhiều trải nghiệm, tiếp cận người xem theo chiều hướng hài hước dí dỏm dễ lay động sự tò mò của người xem. Và mặc dù vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về sự phức tạp mơ hồ khó định hình hay cường điệu điên cuồng của nhịp phim, nhưng bỏ ra gần 2 tiếng để xem lời thì thầm hỗn độn của Duke và tiến sĩ Gonzo trong cơn phê hỗn tạp cũng không hẳn là lãng phí thời gian đâu.

Khá thú vị ở đây là bộ phim lời thuật lại câu chuyện của nhân vật chính Raoul Duke nhưng không hẳn là một câu chuyện. Nội dung phim có thể xem là sự xoay quanh hành trình giấc mơ Mỹ nhưng tẩm “đủ mùi vị chất kích thích” từng tồn tại trong lịch sử loài người của Raoul Duke và Dr. Gonzo. Không có sự phát triển nhân vật cụ thể hay tình huống trong phim không đặt nút thắt và gỡ bỏ, bộ phim không hẳn đặt câu chuyện vào trong phim mà thay vào đó là một chuỗi hình ảnh minh họa trải nghiệm từng loại chất của bộ đôi. Chính vì yếu tố kể chuyện rời rạc cũng như phim được công chiếu vào năm 1998, năm mà có quá nhiều tác phẩm mang nặng yếu tố phát triển nội dung như The Truman Show, Pi, Les Miserable khiến Fear and Loathing không được giới phê bình đón nhận, thậm chí là phản ứng gay gắt. Tuy nhiên, với một bộ phận khán giả cũng như mình, một người đã giành ra gần 2 tiếng để cảm nhận bộ phim này, lại đặt bộ phim ở một vị trí khác.

Những từ đầu tiên khi xem bộ phim này là nó “bệnh hoạn”. Bệnh hoạn ở đây không phải là quá suy đồi hay đồi bại, mà nó mô phỏng quá sát với thực tế theo một cách trần trụi. Đây là một bộ phim được chuyển thể từ một cuốn tiểu thuyết, trung thành bám sát vào nguyên tác. Điều khác biệt ở đây là cách các nhà làm phim biểu đạt cuốn tiểu thuyết đó qua những hiệu ứng hình ảnh cùng giọng kể châm biếm của nhân vật Raoul Duke, một phóng viên tới Las Vegas tác nghiệp về sự kiện đua xe địa hình, khiến cho bất kỳ người xem nào cũng có cảm giác như đã từng trải qua những loại chất đó. Cả 2 nhân vật Raoul Duke và Dr.Gonzo vô tư thả hồn biểu cảm như thể họ thật sự dùng những chất kích thích đó.

Cả phim lẫn nguyên tác đều miêu tả về hàng tá chất kích thích. Ngay từ những phân cảnh đầu tiên cả 2 vi vu trên hoang mạc để đến Las Vegas tác nghiệp đã đánh phủ đầu cuộc hành trình mà ta sẽ trải qua cùng họ. Hành trang giúp ta đi đến mọi cung bậc cảm xúc, mọi vũ trụ sặc sỡ lên, xuống, hét, cười bao gồm 2 bịch can sa, 75 viên nén mescaline, 5 sheets LSD, ½ hủ cocaine, 24 chai chiết xuất thuốc phiện, 1 thùng bia, 1 chai tequila, 1 chai rượu rum, 1 thùng bia và 1 hủ ether nguyên chất. Duke cũng cảnh báo về việc lo ngại nhất là sử dụng ether vì “Trên thế giới này, chẳng có gì vô vọng, vô trách nhiệm và suy đồi hơn 1 gã đang trong cơn say ether đâu. Và tôi biết chúng tôi sẽ sa đọa tới mức đó sớm thôi”. Cũng phân cảnh đó, cả 2 nhân vật cũng đang trong tình trạng “không được tỉnh táo” khi lái xe, Duke bận xua đuổi bầy dơi giữa chốn hoang mạc nắng nóng còn Dr.Gonzo “điềm tĩnh” cầm súng trên vô lăng.

Ta không biết ngay từ đầu phim họ đã dùng chất gì, nhưng chất đầu tiên ta thấy họ dùng là cocaine và trước khi đến Las Vegas là LSD. Duke khi bước vào quán bar tại khách sạn nơi họ tạm trú thì hiệu ứng của LSD bắt đầu lan tỏa, anh thấy những gương mặt xung quanh trở thành những con bọ sát dơ dáy và đang ngập ngụa trong một bãi cứt, ánh sáng nhấp nháy màu sắc hoảng loạn, âm thanh nhiễu loạn tách biệt với giọng kể của Duke tạo nên khung cảnh đầy hỗn tạp – cách để tạo cho khán giả cảm nhận cơn hoang tưởng khi dùng LSD của nhà làm phim Terry Gilliam. Khi nhận phòng, Duke nhìn thấy ánh sáng tím từ đèn neon bên ngoài trở thành một con rắn len lỏi khắp bầu trời, còn TV trong phòng đang chiếu phóng sự về chiến tranh Việt Nam khiến cơn ảo giác của Duke ngập tràn bạo lực, máy bay và bom rơi xuống đầu khiến Duke âu lo đến mức chui rúc trong góc phòng.

Trải nghiệm tiếp theo mà chúng ta dừng bến đó là ether, hay trong phim còn gọi là chất kích thích của quỷ dữ. Khung cảnh mà đạo diễn lựa chọn để diễn tả hiệu ứng của chúng là ở 1 rạp xiếc. Theo lời tác giả, ether khiến bạn như lạc vào một dân làng say khước, mất kết nối giữa não bộ và cơ thể bạn, hành động một đằng, nhận thức một nẻo. Góc quay rung lắc tạo cảm giác nhân vật không còn tự chủ khả năng vận hành cơ thể khiến cả 2 đi đứng loạng choạng. “Tầm nhìn bị mờ mịt, không còn thăng bằng, lưỡi thì tê dại chẳng còn cảm giác, tâm trí giật mình trong sợ hãi.” Không chỉ rung lắc, góc quay còn chiếu từ dưới lên cho ta thấy nhân vật to lớn hơn những chú hề trong rạp xiếc khiến nhân vật cũng cảm thấy mình to lớn hơn so với những thứ khác xung quanh. Rung lắc và phóng to thu nhỏ, hình ảnh chợp giật khiến hiệu ứng ether như đúng nghĩa là con quỷ dữ của sa đọa, và những phân cảnh xiếc là cực hình mà ta phải trả giá.

Lược qua đến phân cảnh cao trào khi Duke đạt tới giới hạn của sự ám ảnh – góc quay xoay điên đảo, màu sắc rực rỡ bảo hòa nhau, hình ảnh méo mó, biến dạng, họa tiết chuyển động liền hồi. Hiệu ứng thức thần bắt đầu hiệu nghiệm bao trùm tâm lý nhân vật – quỷ dữ và ác mộng nước Mỹ. Sự sợ hãi lộ hẳn ra bên ngoài trong điên cuồng, mất kiểm soát cho đến tan nát, tuyệt vọng, vô phương hướng. Sau khi tỉnh dậy, khung cảnh xung quanh Duke trong phòng là sự hoang sơ, tan nát, máu me đến mức độ tục tĩu. Tới đây, Duke định hình lại mọi thứ bằng sự thực tế từ những quyết định của mình, trở nên suy sụp tinh thần và cuối cùng là nhận thức . Phần cuối của bộ phim mang ta về lại cảnh chiếc xe chạy vi vu trên hoang mạc nhưng sau khi nhận thức được hậu quả cùng với đó là chiếc quốc kỳ Mỹ phấp phơi trên đường về như thể đã tìm thấy giấc mơ Mỹ, đạt được đích đến của cuộc hành trình.

Một cảnh ảo giác trong phim

“Mớ hỗn độn” có lẽ là từ ngữ phù hợp nhất miêu tả cho bộ phim này thay vì “bệnh hoạn”. Bộ phim có thể khiến ai xem tưởng chừng như cổ xúy chất kích thích. Nhưng trái lại, đây là hình ảnh phản chiếu sự bê bối đến tận cùng của sự vô trách nhiệm trong cuộc sống của chính mình thông qua một người từng trải trực tiếp như Raoul Duke. Dẫu cho có nhiều sự gièm pha tiêu cực từ giới phê bình, dẫu cho nó quá kỳ lạ với văn hóa nghệ thuật, nhưng “Run sợ tại Las Vegas” vẫn là đại diện tiêu biểu “ngông cuồng” cho văn hóa thức thần và của quý dành cho văn hóa đại chúng mà bạn nhất định nên xem.

1cm2 tổng hợp

Stan Da Man

Day 'n' nite The lonely stoner seems to free his mind at nite

Related post